.
Hện tượng nói ngọng L/N trong tiếng Việt
Hện tượng nói ngọng L/N trong tiếng Việt
Hện tượng nói ngọng L/N trong tiếng Việt


Những người không phát âm chuẩn theo chính âm thì thường bị gọi một cách phổ thông là “nói ngọng”. Cũng có những người dùng tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không chuẩn là: phát âm sai, phát âm lỗi, hoặc phát âm lệch chuẩn.


Những người không phát âm chuẩn theo chính âm thì thường bị gọi một cách phổ thông là “nói ngọng”. Cũng có những người dùng tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không chuẩn là: phát âm sai, phát âm lỗi, hoặc phát âm lệch chuẩn.
 


(ảnh minh họa - nguồn ảnh: anninhthudo.vn)
 
Gần đây, báo chí có nói nhiều đến việc sửa nói ngọng. Chẳng hạn như: Chiến dịch sửa nói ngọng /l/ và /n/ cho cả giáo viên và học sinh ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội, dự án sửa nói ngọng /l/ và /n/ của Viện Ngôn ngữ tiến hành cùng Đại học Hải Phòng, và một số những hoạt động có liên quan đến sửa nói ngọng ở các nơi khác nhau,...

 

Ngoài ra, trên nhiều diễn đàn, nhiều người bày tỏ những tiếc nuối về cơ hội việc làm hoặc thăng tiến,… chỉ vì do những hệ lụy của việc nói ngọng một hoặc một vài âm vị nào đó. Xem ra, nói chuẩn tiếng Việt theo một phạm vi vùng miền mà mình đang sống, đang làm việc trở thành một vấn đề xưa nay vẫn bàn mà không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Những người không phát âm chuẩn theo chính âm thì thường bị gọi một cách phổ thông là “nói ngọng”. Cũng có những người dùng tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không chuẩn là: phát âm sai, phát âm lỗi, hoặc phát âm lệch chuẩn.

 

Trong tiếng Anh, hiện tượng này được gọi là “articulation errors” (lỗi phát âm) nên chúng tôi chọn cách gọi chung “lỗi phát âm”. Tuy nhiên, dù sử dụng cách gọi nào thì đều chỉ những người phát âm không chuẩn theo chính âm một hay nhiều hơn một thành phần trong âm tiết tiếng Việt và làm ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ ràng của lời nói khi phát ngôn.

 

Xác định lối phát âm L/N trong tiếng Việt:

 

Một số dạng phát âm thường gặp

 

Âm tiết hay tiếng trong tiếng Việt có cấu tạo chung là: âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu. Thành phần bắt buộc phải có trong âm tiết là: âm chính và thanh điệu, còn lại 3 thành phần: âm đầu, âm đệm và âm cuối có thể có mặt, có thể khuyết trong âm tiết.

 

Xét theo thành phần cấu tạo âm tiết, lỗi phát âm có thể xảy ra ở phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ở vị trí âm đầu, âm chính và âm cuối, các dạng lỗi phát âm có thể xảy ra, hoặc là: mất âm hoặc là thay thế âm hoặc là vặn vẹo âm hoặc là thêm âm. Ví dụ cụ thể ở vị trí âm đầu, có thể là lỗi phát âm ở dạng mất âm (nói núi non thành úi on), thay thế âm (nói núi non thành lúi lon), vặn vẹo âm (nói núi thành nguing- âm không có trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt) và thêm âm (nói núi non thành tnúi tnon). Tương tự như vậy với âm chính và âm cuối. Với âm đệm, có thể xảy ra ở dạng mất âm (nói hoa thành hakhoan thành khan). Riêng thanh điệu thì xảy ra ở dạng thay thế âm (nói ngã thành ngá, hoặcngả; tủ thànhtụ). Xét theo số lượng âm, có thể chỉ phát âm sai một âm vị trong âm tiết, có thể phát âm sai đồng thời nhiều âm vị trong âm tiết. Ví dụ, thay thế âm cuối /m/ thành /p/ và thanh điệu hỏi (?) thành nặng (.) như “thẩm” thành “thập”; thay thế âm cuối /nh/ thành /n/ và âm chính /a/ thành /ă/ trong “anh” thành “ăn”“oanh” thành“oăn”,…

 

Tuy nhiên, nhìn chung, cứ nhắc đến nói ngọng là người ta nghĩ đến việc lẫn lộn hai phụ âm đầu /l/ và /n/. Có thể, vì việc lẫn hai âm này khá phổ biến ở tần xuất các từ xuất hiện, ở nhiều người, nhiều vùng; dễ nhận ra khi nói năng; và gây khó chịu hay phản cảm cho người nghe nhiều hơn các lỗi phát âm khác?

 

Nhầm lẫn/n/-/l/: Lối phát âm hay bình thường?

 

Dưới góc độ bệnh học về lời nói (speech pathology), hiện tượng nhầm lẫn phụ âm đầu /l/ và /n/ có thể được coi là bình thường nếu đó là do phương ngữ và tuổi nhỏ. Do vậy, khi người nói ở những vùng có phương ngữ hay thổ ngữ lẫn lộn /l/ và /n/ như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, ngoại thành Hà Nội,... mà được cho là do nguyên nhân giảm lược số lượng phụ âm đầu thì đó là bình thường. Bởi người nói vẫn có thể phát âm được hai âm vị này riêng rẽ /l/ và /n/, họ chỉ lẫn lộn theo thói quen nói năng thông thường, số ít bị lẫn lộn cả khi nói và viết. Giống như, người Nam bộ nói“vớ vẩn” thành “zớ zẩn”“vương vấn” thành “zương zấn”; còn cũng hai từ này, một bộ phận người Ninh Bình lại nói là “phớ phẩn” hay “phương phấn” thì vẫn là bình thường.

 

Ngành bệnh học về lời nói chỉ xem xét là ngọng, là lỗi phát âm khi loại bỏ yếu tố phương ngữ và yếu tố phát triển chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ (ví dụ, trẻ 2 tuổi nói quả khế thành cả hế là bình thường bởi lỗi này sẽ mất đi khi trẻ lớn hơn). Song, dưới góc độ văn hóa hướng đến chuẩn tiếng Việt, hiện tượng nhầm lẫn /l/-/n/ do thổ ngữ vẫn bị coi là “ngọng phương ngữ”, cần phải điều chỉnh, luyện tập để phát âm đúng /l/ và /n/.

 

Ngoài ra, không do ảnh hưởng của phương ngữ và độ tuổi mà do ảnh hưởng của khiếm khuyết về bộ máy phát âm (sứt môi, hở hàm ếch, ngắn hoặc dài lưỡi), hoặc thính giác (khiếm thính) hoặc rối loạn phát triển (chẳng hạn, khuyết tật trí tuệ, tự kỉ) hoặc bại não, phát âm /l/ thay thế là /n/ hoặc /n/ thành /l/ hoặc lẫn lộn khi đúng khi sai cũng bị coi là lỗi phát âm. Cũng có trường hợp, không do ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ, phương ngữ và độ tuổi, thính giác và bộ máy phát âm, không bị rối loạn phát triển nào mà vẫn mắc lỗi phát âm này. Đây là những trường hợp được xác định là rối loạn lời nói cụ thể(specific language impairment). Với những trường hợp này, chắc chắn việc luyện tập, trị liệu để phát âm chuẩn là tất yếu.

 

Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến một số cách luyện tập, trị liệu dạng lỗi phát âm này.







Bookmark and Share
comments powered by Disqus
BÀI VIẾT LIÊN QUAN



LIÊN HỆ
HOTLINE
ĐT: 0983.660987 - 0983.527685
Google MAP

FACEBOOK
VIDEO
HÌNH ẢNH
Tự tin thể hiện
Thực hành Hát Karaoke hoặc hát LIVE
Học kĩ thuật tại lớp
Hát hết mình
Hát bằng trái tim
Hạnh phúc thoáng qua
QUẢNG CÁO