.
Để hát hay bạn cần gì
Để hát hay bạn cần gì
Để hát hay bạn cần gì


Chất giọng tốt ở đây ý nói đến một giọng hát khỏe và âm vực rộng ( Lên cao được và xuống thấp được). Điều này phụ thuộc nhiều thứ, nhưng một phần là do sinh lý,thể chất, lượng hormon trong cơ thể mỗi người, bộ máy hô hấp, cấu trúc các xoang hàm mặt,... Nếu bạn chưa có chất giọng tốt thì sao? Có 2 trường hợp: Một là giọng bạn chưa được rèn luyện, như một viên ngọc chưa mài nên chưa sáng vậy. Lúc đó bạn có thể cải thiện giọng được nếu kiên trì luyện tập và nhất là phải luyện đúng phương pháp


Một chất giọng tốt, tất nhiên:  
Chất giọng tốt ở đây ý nói đến một giọng hát khỏe và âm vực rộng ( Lên cao được và xuống thấp được). Điều này phụ thuộc nhiều thứ, nhưng một phần là do sinh lý,thể chất, lượng hormon trong cơ thể mỗi người, bộ máy hô hấp, cấu trúc các xoang hàm mặt,... Nếu bạn chưa có chất giọng tốt thì sao? Có 2 trường hợp: Một là giọng bạn chưa được rèn luyện, như một viên ngọc chưa mài nên chưa sáng vậy. Lúc đó bạn có thể cải thiện giọng được nếu kiên trì luyện tập và nhất là phải luyện đúng phương pháp. (Vì cho dù bạn rất chăm chỉ nhưng không có bài bản, sẽ rất dễ dẫn đến hư giọng. Mà một khi đã hư giọng rồi thì có luyện tập bao nhiêu cũng khó cải thiện thêm được). Trường hợp thứ 2 là giọng bạn không tốt do bẩm sinh, do bị viêm họng, viêm xoang mạn tính từ nhỏ, hoặc do một phẫu thuật vùng hầu họng lúc trước. Trong trường hợp này bạn cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tập hát, và nên nói rõ tình trạng của mình cho giáo viên hướng dẫn Thanh nhạc để tránh gắng sức quá mức sẽ gây tổn thương thanh quản không hồi phục nhé.
2. Khi đã có chất giọng tốt và khỏe rồi, bạn còn cần gì nữa? Bạn cần phải học để biết cách sử dụng, khai thác hết làn hơi khỏe đó. Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: Người vận động viên điền kinh ngoài một thể lực tốt còn phải biết hít thở, biết cách phân phối sức trên đường chạy , biết lúc nào cần phải chạy hết tốc lực, lúc nào cần chạy vừa phải để giữ sức. Cũng vậy, cho dù bạn có một giọng hát khỏe, nhưng không biết cách lấy hơi, giữ hơi thì khi hát sẽ rất dễ bị "đuối" lúc chưa dứt câu, hay đến đoạn cao trào thì tự nhiên bị hụt hơi. Hoặc đến cuối bài cần ngân giọng để tạo một kết bài "đẹp" thì bạn... tắt hơi luôn. (Hix.Cái này RR bị hoài nè ^^)
3. Vậy 1 làn hơi khỏe và giọng hát tốt đã đủ chưa? Có lẽ đã đủ cho một tiếng hát hay nhưng chưa đủ làm nên một bài nhạc hay, tức là chưa đủ để thể hiện và truyền đạt hết NỘI DUNG của một bài hát. Vì để truyền đạt một bài hát, bạn không những phải hát khỏe mà còn phải hát đúng nữa. Đúng ở đây bao gồm đúng nhiều thứ: đúng cao độ, trường độ nốt nhạc, đúng nhịp, đúng tiết tấu bài nhạc và cả chuyện phát âm đúng, hát tròn vần rõ chữ nữa, ...Điều này có lẽ đối với một số bạn khá dễ dàng: bạn có thể bắt nhịp vào bài rất nhanh, hoặc nghe nhạc vài lần đầu là hát đúng “tông” ngay ( nhất là với những ai có biết về nhạc lý trước) ; nhưng một số bạn khác chuyện này lại "gian nan" kinh khủng. Nếu rơi vào trường hợp sau, bạn cũng đừng vội nản lòng nhé. Trước tiên bạn cần nắm một số vấn đề cơ bản về nhạc lý, về thẩm âm, tiết tấu . Sau đó để nắm vững nhịp, bạn chịu khó nghe nhạc, chú ý đến nhịp trống, đến tiết tấu nhanh, chậm và có thể nhịp chân theo bài hát. Hoặc bạn có thể xem những chương trình ca nhạc có kết hợp với múa, với vũ đạo để “thấy” nhịp rõ hơn. Về cao độ bài nhạc, bạn nên nghe nhạc nhiều, dần dần mức độ “cảm” âm thanh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Tất nhiên quan trọng là bạn cần phải luyện tập, song song với được hướng dẫn và chỉnh sửa đúng kĩ thuật, dần dần bạn sẽ thấy mình hát khác hẳn đó .
4. Điều cuối cùng: Đây mới là điểm cốt yếu trong nghệ thuật: Yếu tố xúc cảm. Đôi lúc một giọng hát điêu luyện vẫn chẳng tạo cho bạn chút ấn tượng nào sâu sắc, trong khi có những giọng hát có thể không hoàn hảo về kỹ thuật nhưng lại làm bạn xúc động mãnh liệt. Điều này là một trong những điểm cốt yếu để tạo nên “sức ảnh hưởng công chúng” của người ca sĩ, là yếu tố góp phần tạo nên phong cách riêng, màu sắc riêng cho họ. Nhưng chuyện này lại phụ thuộc vào rất nhiều thứ: ngoài cách bạn cảm nhận tác phẩm, những đặc tính riêng về giọng , phong cách biểu diễn của bạn, còn phụ thuộc cả vào sự đồng điệu giữa cách thể hiện của bạn với khán giả, và nhiều yếu tố khác nữa... Nhưng làm sao để đạt được điều này? Trước tiên, bạn cần tập cảm nhận bài nhạc, lắng nghe những cảm xúc của chính mình về lời và giai điệu của tác phẩm, bởi đó mới chính là chìa khóa để tạo nên phong cách riêng của bạn, tạo nên cách bạn hát, cách bạn luyến láy, cách bạn nhấn vào những đoạn cao trào hay điệp khúc… Thứ hai, bạn cần phải hiểu rõ giọng của mình: Mặt mạnh, mặt yếu cũng như loại nhạc mà giọng hát của bạn được phát huy tốt nhất. Thứ ba, bạn cần phải biết các kĩ thuật để sự thể hiện đó được trọn vẹn hơn: kĩ thuật luyến láy, ngân giọng, cách xử lý ca khúc,…
Vậy phải làm gì để có được tất cả những điều đó: Có lẽ không có gì hơn ngoài 2 chữ "luyện tập"  . Mà luyện tập cũng có rất nhiều cách: có bạn tự tìm tài liệu rồi luyện ở nhà, có bạn tự tập qua các chỉ dẫn, kinh nghiệm của người quen, có bạn đăng kí đi học Thanh nhạc ở Trung tâm, trường lớp hoặc học riêng với các thầy cô nữa. Tất nhiên học Thanh nhạc ở trung tâm, trường lớp sẽ được dạy bài bản hơn, tuy nhiên tùy hoàn cảnh, bạn có thể chọn cách nào phù hợp nhất cho bạn.Nhưng dù luyện tập theo cách nào đi nữa, bạn cũng nên được một người hướng dẫn có chuyên môn và kinh nghiệm dẫn dắt. Giọng nói, giọng hát của bạn là duy nhất, vì vậy hãy chọn cách nào để giữ gìn và phát triển nó một cách tốt nhất, bạn nhé.
                                                                                                                          Nhà báo Bắp Cải







Bookmark and Share
comments powered by Disqus
BÀI VIẾT LIÊN QUAN



LIÊN HỆ
HOTLINE
ĐT: 0983.660987 - 0983.527685
Google MAP

FACEBOOK
VIDEO
HÌNH ẢNH
Tự tin thể hiện
Thực hành Hát Karaoke hoặc hát LIVE
Học kĩ thuật tại lớp
Hát hết mình
Hát bằng trái tim
Hạnh phúc thoáng qua
QUẢNG CÁO