.
4 cách chữa nói ngọng
4 cách chữa nói ngọng
4 cách chữa nói ngọng


Do sự tập trung vào bài tập của bé hạn chế nên nếu bài tập dài sẽ làm bé rất chóng mặt; do đó, khả năng tập trung bằng tai bị giảm sút. Thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20-30 lần/ngày).


Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính:

1. Giám sát bằng tai nghe

Thường bé ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho bé cách phân biệt thế nào là âm đúng.

2. Thời gian của các bài tập phải ngắn

Ngọng có thể chữa được. Vì thế, cần phát hiện sớm để hướng dẫn bé khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường. 

Do sự tập trung vào bài tập của bé hạn chế nên nếu bài tập dài sẽ làm bé rất chóng mặt; do đó, khả năng tập trung bằng tai bị giảm sút. Thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20-30 lần/ngày).

3. Sử dụng các âm bổ trợ

Thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho bé cách thức cấu âm đúng. Vì thế, khi tập phải cho bé phát âm những cấu âm mà bé đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

4. Dùng sức tác động tối thiểu
Lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Nguyên nhân, dấu hiệu bé ngọng

Nếu phát triển ngôn ngữ bình thường, bé sẽ tự phát âm được một vài từ khi 12-15 tháng và đến 2 tuổi đã nói được một số câu ngắn, giản đơn như “con đói rồi”, “bố đã về”, “anh chơi với em nhé!”… Nếu đến 2 tuổi mà ngôn ngữ không phát triển một cách tự phát (hoặc phát triển không hoàn chỉnh) thì phải đưa bé đi khám chuyên khoa để được phát hiện và có hướng khắc phục sớm cho bé. Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy ở bé dưới 5 tuổi. Ngọng là do không nói được đúng một số âm hoặc bé tự thay thế những âm này bằng âm khác như th thành kh, b thành p…

Qua nghiên cứu, người ta thấy ngọng có hai loại là ngọng thực thể và ngọng cơ năng:

- Ngọng thực thể gây ra bởi những biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc của hệ thần kinh trung ương; các rối loạn về khả năng nghe trong trường hợp rối loạn sức nghe chủ yếu bị ảnh hưởng đến các âm cao; do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu.

- Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ mà không tìm thấy một tổn thương nào khác suốt quá trình hình thành ngôn ngữ.

Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm “r” (gọi là ngọng âm r màn hầu); do môi, răng; ngọng âm “l”…

Nếu bé bị ngọng thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, phải xử trí trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi. Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà… nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm.

 

ThS. Phạm Bích Đào
Sức Khỏe & Đời Sống







Bookmark and Share
comments powered by Disqus
BÀI VIẾT LIÊN QUAN



LIÊN HỆ
HOTLINE
ĐT: 0983.660987 - 0983.527685
Google MAP

FACEBOOK
VIDEO
HÌNH ẢNH
Tự tin thể hiện
Thực hành Hát Karaoke hoặc hát LIVE
Học kĩ thuật tại lớp
Hát hết mình
Hát bằng trái tim
Hạnh phúc thoáng qua
QUẢNG CÁO