.
PHÂN BIỆT MỘT SỐ DÒNG NHẠC VIỆT NAM
PHÂN BIỆT MỘT SỐ DÒNG NHẠC VIỆT NAM
PHÂN BIỆT MỘT SỐ DÒNG NHẠC VIỆT NAM


Tại sao người ta lại gọi là nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc đỏ...? Sự phân định của các dòng nhạc đó như thế nào? Dưới đây là một bài viết ngắn gọn nhằm giúp các bạn hiểu sơ bộ về một số dòng nhac Việt Nam. 


PHÂN BIỆT MỘT SỐ DÒNG NHẠC VIỆT NAM

         

          Âm nhạc Viêt mỗi thời kì đều in đậm dấu ấn thời đại mà nó trải qua. Và chính điều này gây nên nhiều cái nhìn sai lầm. Vì vậy, không có một ranh giới rạch ròi giữa các dòng nhạc Việt Nam.

          Cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về bài hát đầu tiên của âm nhạc Việt Nam, nhưng phần lớn các ý kiến cho rằng người có công khai sinh ra Tân nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Những bài hát đầu tiên đó là vào năm 1938, nhưng chúng không có giá trị nghệ thuật cao, nên đến ngày nay đã bị đi vào quên lãng. Ở thời kì ban đầu này, hầu hết các tác phẩm đều là các bài hát lãng mạn, lời ca đậm chất văn học. Ngay sau thời kì thành lập, âm nhạc Việt đã phát triển và đạt đến đỉnh cao. Nhiều kiệt tác ra đời, giờ đã trở thành bất hủ, ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ thế hệ sau. Có thể kể ra: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, bộ ba các khúc Hòn Vọng Phu của Lê Thương (thực ra ba bài Hòn Vọng Phu này được Lê Thương sáng tác trong một thời gian dài)...

          Nhiều người dựa vào cái tên Tiền chiến nên coi dòng nhạc này kết thúc vào 1945, nhưng thực ra nó còn phát chiển mạnh mẽ đến 1954, một số các tác phẩm của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý... được sáng tác vào khoảng thời gian 1945 - 1954. Thậm chí những ca khúc của Phạm Đình Chương, Cung Tiến sáng tác sau đó rất nhiều cũng được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Khi nói tới dòng nhạc này, người ta sử dụng khá nhiều tên gọi, nhạc tình lãng mạn, nhạc tình lãng mạn 1938 - 1954... Nhưng cái tên thông dụng nhất là Nhạc tiền chiến.

          Sau 1954, âm nhạc Việt Nam được chia thành hai dòng khác biệt. Miền bắc với dòng Nhạc đỏ, có thể nói nhạc đỏ kéo dài từ 1954 đến 1975, và còn nhiều bài hát ra đời sau đó.Vào thời kì này, phần lớn các tác phẩm của dòng nhạc lãng mạn trước đó bị cấm.

          Âm nhạc miền nam 1954 - 1975 rất đa dạng, dòng nhạc lãng mạn tiếp tục chảy với những Cung Tiến, Phạm Đình Chương... Những tình khúc mới ra đời mang một sức sống riêng, nhiều tác phẩm giá trị ra đời với nhưng tên tuổi Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An... Dòng nhạc này thường được gọi bằng cái tên dài dòng mà cũng không hẳn chính xác: Nhạc tình 1954 -1975.

          Bên cạnh Nhạc tình 1954 - 1975, ở Sài Gòn thời gian này còn một dòng nhạc nữa tồn tại và cũng có một số lượng thính giả đáng kể, đó là Nhạc vàng. Đặc điểm nổi bật của nó là buồn. Các bài hát cũng nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về Thất tình và Lính. Đây là dòng nhạc không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi:

          Nếu như ở dòng nhạc Tiền chiến, ta thường gặp nhưng lời hát đậm chất thơ:


Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác 
Em vắng tôi một chiều 
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu 
Bến Xuân - Văn Cao


hay:

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây 
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về 
Ai nức nở thương đời 
Chân buông mau 
Dương thế bao la sầu
Giọt Mưa Thu - Đặng Thế Phong


          Thì ở Nhạc vàng, nhưng lời hát thường dễ hiểu, ca từ đơn giản:

Đêm nay em ngồi lặng yên nghe anh kể chuyện xưa 
Bao năm lắng trong tim 
Tình mình từ thuở đôi mươi, mà ta chưa biết, 
Nên để lỡ duyên đời
Chuyện Chúng Mình - Trúc Phương

Mong sau em anh hiểu rằng, đời lính dẫu phong trần 
Nhưng yêu, như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình. 
Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn 
Tâm Sự Người Lính Trẻ - Trần Thiện Thanh


          Không thể nói Nhạc vàng là nhạc phản chiến hay nhạc tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hoà. Cũng như các dòng nhạc khác, các bài hát đều từ chính cảm xúc của tác giả. Thính giả của Nhạc vàng khá đông, những người lính, một số dân Sài Gòn và miền nam, và rất nhiều các thanh niên sau này, khi vào những năm 93, 94 nhạc vàng tràn nhập khắp nơi.

          Những nhạc sĩ tiêu biểu cho Nhạc vàng: Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương... Những giọng ca: Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh...

          Thực ra có nhiều sáng tác của các nhạc sĩ này lại không xếp vào Nhạc vàng, ví dụ một bài nổi tiếng của Anh Bằng là Khúc Thụy Du. Các ca sĩ trên cũng hát rất nhiều các bài hát của dòng nhạc khác.

          Còn Nhạc tình 1954 - 1975 thì nổi tiếng với những giọng ca có thể nói là hàng đầu của âm nhạc Việt Nam: Khánh Ly, Thái Thanh (chủ yếu với nhạc Phạm Duy và tiền chiền),Tuấn Ngọc, Lệ Thu...

          Nhạc miền Nam 1954 - 1975 còn có hai nhạc sĩ nữa: Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Phạm Duy có một gia tài âm nhạc đồ sộ, từ các ca khúc tiền chiến, nhạc tình, nhạc phản chiến... Còn Trịnh Công Sơn, các ca khúc của ông có hai mảng chính, nhạc tình và nhạc phản chiến, nhưng Trịnh Công Sơn đã để lại một dấu ấn khá riêng, nên có thể không xếp vào Nhạc tình 1954 - 1975.

 

          Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói một phần lớn các âm nhạc Sài Gòn 1954 - 1975 chuyển sang hải ngoại. Nhiều ca khúc giá trị không còn lưu hành ở Việt Nam. Nhưng cũng như vào thập kỷ 80, các tác phẩm âm nhạc tiền chiến được nhìn nhận lại, giờ đây một số ca khúc của các nhạc sỹ hải ngoại cũng đã được hát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều ca sỹ hại ngoại cũng về tham gia vào đời sống âm nhạc trong nước, mà có lẽ nổi bật nhất là sự trở về của Tuấn Ngọc. Và trong một vài năm gần đây còn có rất nhiều các nhạc sĩ, ca sĩ từ hải ngoại trở về nước biểu diễn, cống hiến những tác phẩm âm nhạc hay dành cho khán giả trong nước.

GV. Mr Thương - Trung tâm nghệ thuật Mr Thương







Bookmark and Share
comments powered by Disqus
BÀI VIẾT LIÊN QUAN



LIÊN HỆ
HOTLINE
ĐT: 0983.660987 - 0983.527685
Google MAP

FACEBOOK
VIDEO
HÌNH ẢNH
Tự tin thể hiện
Thực hành Hát Karaoke hoặc hát LIVE
Học kĩ thuật tại lớp
Hát hết mình
Hát bằng trái tim
Hạnh phúc thoáng qua
QUẢNG CÁO