.
Giữ cho giọng nói của bạn luôn khỏe mạnh
Giữ cho giọng nói của bạn luôn khỏe mạnh
Giữ cho giọng nói của bạn luôn khỏe mạnh


· Giọng nói là những âm thanh phát ra bởi các sóng rung của 2 dây thanh khi luồng không khí từ phổi đi qua thanh môn lúc 2 dây thanh trong tư thế đóng .

   ·  Giọng nói rất quan trọng trong công việc cũng như giao tiếp xã hội hàng ngày. Do vậy quan tâm chăm sóc chính giọng nói của bạn  đúng cách sẽ giúp cho giọng nói của bạn khỏe mạnh suốt cả cuộc đời.


Giữ cho giọng nói của bạn luôn khỏe mạnh 

 

Hai dây thanh khép kín khi phát âm

   1. Giọng nói được hình thành như thế nào?

   · Giọng nói là những âm thanh phát ra bởi các sóng rung của 2 dây thanh khi luồng không khí từ phổi đi qua thanh môn lúc 2 dây thanh trong tư thế đóng .

   ·  Giọng nói rất quan trọng trong công việc cũng như giao tiếp xã hội hàng ngày. Do vậy quan tâm chăm sóc chính giọng nói của bạn  đúng cách sẽ giúp cho giọng nói của bạn khỏe mạnh suốt cả cuộc đời.

   2. Làm thế nào để biết bạn có vấn đề về giọng nói?

   Sự thay đổi giọng nói thường được biểu hiện như : Khàn tiếng, khò khè, thở thô ráp, cảm giác đau nhói khi phát âm…

   Những người có vấn đề về giọng nói thường hay than phiền là họ hay bị hụt hơi khi nói, không nói lớn được, thậm chí mất tiếng trong thời gian dài.

   Sự thay đổi này có thể làm mất khả năng ca hát ở những ca sĩ đã thành danh, hoặc mất tiếng ở người giáo viên hay nhân viên bán hàng.

   Vấn đề trở nên nghiêm trọng nếu họ ho khạc ra đàm lẫn máu. Trong trường hợp này cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay.

   3. Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn giọng nói của bạn?

   Sự thay đổi giọng nói đôi khi kèm theo sau một viêm đường hô hấp trên hoặc là một cảm lạnh (thường sau 1-2 tuần). Nguyên nhân là do dây thanh bị sưng nề dẫn đến thay đổi sóng rung của niêm mạc dây thanh.

   Hạn chế sử dung giọng nói khi bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh hay viêm khí phế quản sẽ cải thiện tốt giọng nói của bạn.

   Nếu sau 2 - 4 tuần giọng nói không trở về bình thường cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

   Đặc biệt chú ý thay đổi giọng nói ở những người có hút thuốc lá, có thể là những gợi ý để chẩn đoán sớm ung thư thanh quản.

   Một số nguyên nhân hay gặp khác như: viên thanh quản mạn, trào ngược dịch vị, lạm dụng giọng nói, chấn thương thanh quản, hạt dây thanh, nang dây thanh, liệt dây thanh…

   4. 6 câu hỏi cần lưu ý để phát hiện bạn có vấn đề về giọng nói.

   -Giọng nói của bạn có trở nên khàn hay thô ráp không?

   -Bạn thường có cảm giác khó chịu, nhức, hay đau buốt ở họng không?

   -Bạn có phải cố gắng sức trong khi nói chuyện không?

   -Bạn có thường xuyên phải khạc đàm trong họng không?

   -Người khác thường hỏi bạn có bị cảm lạnh hay không trong khi thực tế bạn không bị?

   -Bạn thường bị mất giọng khi hát ở những nốt nhạc cao hay không?

  5. Các bước giúp cho giọng nói của bạn trở nên khỏe mạnh.

   Có rất nhiều cách đơn giản nhưng lại có thể ngăn chặn những rối loạn về giọng nói.

   Những bước dưới đây sẽ giúp bất cứ ai muốn giữ gìn giọng nói khỏe mạnh, đặc biệt với những người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên,ca sĩ, bán hàng…

   1)       Uống nước thường xuyên : Độ ẩm sẽ tốt cho giọng nói, có tác dụng bôi trơn dây thanh của bạn. Không nên uống rượu  bia cả ngày.

   2)       Không cố la hét, thét lớn : Đó là lạm dụng giọng nói sẽ gây sự căng cứng dây thanh.

   3)       Nên làm ấm vùng thanh quản trước khi bạn phải nói nhiều, chẳng hạn trước khi hát, trước khi giảng bài. Cách đơn giản có thể làm như : Kêu một cách nhẹ nhàng từ thấp tới cao giọng các nguyên âm I, A, E ; hoặc thổi hơi làm rung môi (giống như tiếng thuyền máy).

   4)       Không nên hút thuốc lá : Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư thanh quản, là nguyên nhân gây viêm thanh quản, polyp dây thanh quản dẫn đến  giọng nói thô, khàn và yếu đi.

   5)       Sử dụng tốt sự hỗ trợ phát âm của việc thở . Luồng hơi thở mạnh hay yếu liên quan đến khả năng phát âm. Hít căng lồng ngực trước khi bắt đầu nói và không đợi cho tới khi không khí trong lồng ngực cạn khi đang nói.

   6)       Sử dụng Microphone : Khi nói hoặc khi phải thuyết trình nên sử dụng Microphone để tránh gây căng thẳng cho giọng nói.

   7)       Hãy lắng nghe giọng nói của chính bạn : Khi giọng nói của bạn phàn nàn với bạn, hãy lắng nghe ! Bạn cần giảm hoặc thay đổi cách sử dụng giọng nói nếu khàn, điều đó giúp cho sự tái phục hồi giọng nói. 

 

 

 

6. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng:


Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

 

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.
Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận khí vào đan điền” )

Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.

Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

 

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)
Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.

Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma


Xem bài tập tại đây: http://thanhnhac.vn/thuong-guitar/101/khoa-luyen-hat-karaoke-co-ban-.htm







Bookmark and Share
comments powered by Disqus
BÀI VIẾT LIÊN QUAN



LIÊN HỆ
HOTLINE
ĐT: 0983.660987 - 0983.527685
Google MAP

FACEBOOK
VIDEO
HÌNH ẢNH
Tự tin thể hiện
Thực hành Hát Karaoke hoặc hát LIVE
Học kĩ thuật tại lớp
Hát hết mình
Hát bằng trái tim
Hạnh phúc thoáng qua
QUẢNG CÁO