DUY TRÌ SỨC KHỎE CỦA GIỌNG HÁT
Nếu ca sĩ chỉ hát khi nào thấy dồi dào sức khỏe và không bị căng thẳng thì rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ có thể thực hiện được các buổi nhạc sống. Do vậy điều quan trọng là làm sao phòng tránh những khó khăn ấy bằng cách biết mình, biết giọng của mình, biết những nhược điểm của mình và biết cách tự chăm sóc bản thân mình.
Nếu ca sĩ chỉ hát khi nào thấy dồi dào sức khỏe và không bị căng thẳng thì rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ có thể thực hiện được các buổi nhạc sống. Do vậy điều quan trọng là làm sao phòng tránh những khó khăn ấy bằng cách biết mình, biết giọng của mình, biết những nhược điểm của mình và biết cách tự chăm sóc bản thân mình.
HƯỚNG DẪN SỨC KHỎE CỦA GIỌNG
Đây là điều đơn giản, lúc cơ thể đang mệt mỏi thì ca sĩ nên nghỉ đừng hát. Bất chấp sức khỏe của giọng mình và diễn dưới áp lực của những người quản lý, ca sĩ sẽ bị mệt mỏi và khàn giọng. Cổ họng đau có thể là dấu hiệu của sự cố. Các ca sĩ có kinh nghiệm về bệnh hay khan, mất đi âm vực cao, nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa về họng. Ca sĩ nên theo dõi các dấu hiệu viêm nhiễm thanh đới, qua sự khàn, cổ ngứa nhẹ, giọng nói hơi lớn hơn hoặc khan hơn bình thường. Chất giọng trở nên ồ ề không trong trẻo, thông thường mất âm vực cao, chuyển giọng lên cao không ổn định, cần phải thở nhiều hơn bình thường. Tất cả những dấu hiệu ấy là do thanh quản rung không hiệu quả vì đã bị viêm nhiễm. Vi trùng và việc lạm dụng giọng sẽ gây nên nguyên nhân như vậy.
HÁT KHI CẢM LẠNH
Có những lúc bạn có thể hát khi cảm lạnh và có những lúc bạn phải cho giọng nghỉ ngơi tuyệt đối. Khi cơn cảm lạnh đến bất ngờ, bạn có thể nhờ hỗ trợ của hơi thở và tình trạng cơ thể để thực hiện hết buổi hát mà không quá mệt mỏi hoặc gây thương tổn lâu dài. Bạn có thể hát khi cảm nếu chỉ bị nghẹt mũi nhưng không có triệu chứng về cổ họng. Có thể giọng hơi bị nghẹt một chút nhưng nói chung bạn có thể hát khi nghẹt mũi. Cách điều trị đầu tiên cho giọng hát là hơi ẩm. Uống thật nhiều nước để cổ họng giữ được chất nhầy. Hít hơi nước vào cũng tốt. Các giọt thuốc ho giữ cho bạn không ho đến độ khản tiếng, nhưng đường và bạc hà trong đó có thể làm khô cổ. Nên tránh cà phê, rượu và thuốc lá vì chúng làm khô giọng và cơ thể của bạn. Nước trà cũng có thể làm dịu và tăng độ ẩm cho cơ thể. Người hát không nên dùng thuốc xịt làm tê cơn đau họng. Đau họng cho biết bạn không nên hát. Việc hát trong khi làm tê họng bằng thuốc xịt, aspirin, acetaminophen hoặc bất kì loại nào khác chỉ có thể tăng thêm bệnh. Hãy sử dụng thuốc với sự chỉ định của bác sĩ. Khi bị cảm, tập trung vào hơi thở hỗ trợ và chú ý mọi dấu hiệu mệt mỏi của giọng.
CẨN THẬN CHỌN TIẾT MỤC, TRÁNH NHỮNG LOẠI NHẠC CÓ ÂM VỰC BẤT THƯỜNG VÀ QUÁ MẠNH
Nếu cần chuyển tông hãy chuyển, không có gì ép buộc nghệ sĩ chuyển nhạc POP về một âm vực thích hợp. Nhiều ca sĩ đương thời là những nghệ sĩ có âm vực cao bất thường như là Stevie Wonder, Sting… Tập mở rộng âm vực bằng các mẫu gam và các bài tập. Nhưng hãy nhớ rằng có vài bài ca không hợp với giọng của mình mặc dù bạn rất thích chúng.
PHÁT TRIỂN GIỌNG CỦA MÌNH
Nên lắng nghe những ca sĩ hoặc những người nổi tiếng có chuyên môn về thanh nhạc, học hỏi ở họ cách chuyển biến và hát những bài đơn ca nổi tiếng, lắng nghe cách ngắt câu và tìm ra những gì đã làm cho họ trở nên độc đáo. Nhưng hãy nhớ rằng liên tục bắt chước người khác mà quên tạo cho mình một nét riêng là một điều không nên, mỗi người đều có chất giọng riêng, cái hay riêng, không ai giống ai. Người hát không phải là cái máy hát, mà là người chuyển tải lại tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Những giọng ca chỉ hoàn thiện khi ca sĩ ở khoảng tuổi từ 20 – 30 vì vậy hãy kiên nhẫn đừng ép giọng mình quá mức.
QUAN TÂM ĐẾN CÁCH NÓI
Trong một ngày chúng ta đều nói nhiều hơn hát. Là ca sĩ bạn phải biết sử dụng giọng nói. Giọng nói của bạn, ngoài việc dùng vào giao tiếp, còn là một phần thiết yếu thể hiện nhân cách và tâm hồn của con người. Vì vậy bạn phải sử dụng một cách thận trọng. Nói thầm cũng làm mệt thanh đới nên bạn đừng phạm sai lầm khi cho rằng nó bảo quản giọng của bạn. Bạn có thể khan giọng do nói thì thầm trong lúc bạn nên cho giọng nghỉ ngơi.
Tránh nói lâu ở nơi ồn ào, bụi và khói.
Những môi trường biểu diễn như nhà hát, câu lạc bộ và quán rượu thường đầy bụi, khói và ồn ào những thứ mà ca sĩ cần phải tránh. Vì điều này vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nhưng bạn cũng có thể làm vài điều để tránh cho giọng khỏi hỏng đi. Thứ nhất tránh nơi có khói, thứ hai giữ yên lặng khi nghỉ ngơi, thứ ba tránh uống rượu và cà phê trong khi biểu diễn.
GIỮ CƠ THỂ KHỎE MẠNH
Cơ thể của bạn cũng là một thiết bị máy móc. Những gì bạn làm để cải thiện thể lực và tinh thần. sẽ chứng tỏ qua giọng nói đầy sinh lực và sống động. Hát đòi hỏi phải có thể lực tốt, nên giữ sức khỏe là điều thiết yếu để thành công trong nghề ca hát. Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và đầu óc minh mẫn, đó cũng là một cách mang lại nhiều sinh lực cho bạn.
UỐNG NƯỚC
Bạn phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước nhiều làm giọng hoạt động tốt hơn vì thanh đới cần được bôi trơn để rung mà không bị cọ xát. Nước uống vào không đến thanh đới ngay, tuy rằng thấy cổ dễ chịu. Nước đến dạ dày đi qua toàn bộ các cơ quan trước khi làm ướt thanh đới. Bạn nên uống nước trước khi thấy khát.
BỮA ĂN CÂN BẰNG
Bạn nên ăn nhẹ và đủ dinh dưỡng trước khi biểu diễn. Số lượng lớn thức ăn và chất lỏng chiếm chỗ nhiều trong cơ thể bạn có thể gây cản trở đến hơi thở của bạn. Các sản phẩm sữa có thể gây ra nhiều chất nhầy vì vậy nên tránh dùng trước khi hát.
KHÔNG NÊN HÚT THUỐC LÁ
Ca sĩ nghiêm chỉnh đối với nghề nghiệp mình thì không nên hút thuốc lá. Từ lâu đã biết thuốc lá gây ra khí thủng, ung thư miệng và cuống họng. Nó làm ngứa màng cuống họng và thanh đới. Cơ thể bạn sẽ cố gắng tiết ra những chất chống lại. Việc này buộc bạn phải làm sạch cổ họng gây ra đau đớn và tổn thương thanh quản.
Nhà báo Bắp Cải