Nam giới đến tuổi trưởng thành mà có giọng nói của trẻ em, mặc dù thanh quản đã phát triển hoàn toàn thường hay mặc cảm, ngại giao tiếp và có thể tổn thương do bị hiểu lầm về giới tính.
Luyện thanh cho người bị rối loạn giọng
Nam giới đến tuổi trưởng thành mà có giọng nói của trẻ em, mặc dù thanh quản đã phát triển hoàn toàn thường hay mặc cảm, ngại giao tiếp và có thể tổn thương do bị hiểu lầm về giới tính.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung, BV Tai - Mũi - Họng TPHCM: “Trên phương diện sinh lý, sự thay đổi kích thước của thanh quản kéo theo sự thay đổi của giọng nói. Thanh quản của trẻ nhỏ chỉ bằng 1/3 thanh quản người lớn. Ở tuổi dậy thì, sự đổi giọng đã xuất hiện ở cả 2 phái nam và nữ nhưng khác nhau về cường độ và âm sắc và hiện tượng “vỡ giọng” thường chỉ kéo dài trong vài tháng”.
Nếu hiện tượng “vỡ giọng” kéo dài hơn bình thường thì dù đã trưởng thành nhưng giọng nói của người bị rối loạn giọng vẫn mang âm sắc cao ở tuổi dậy thì. Những yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố tâm lý thường được coi là lý do chính dẫn tới “vỡ giọng” kéo dài, sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng cũng ảnh hưởng tới quá trình vỡ giọng. Những người này thường có phong cách sống yếu đuối, ẻo lả như phụ nữ. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ dậy thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của giọng nói. Phương pháp điều trị
Ngày nay, để có thể lấy lại giọng nói trầm hơn, người bị rối loạn giọng có thể luyện tập (tại BV Tai - Mũi - Họng) theo các phương thức cơ bản khá đơn giản như tập thở bằng bụng, đằng hắng mạnh rồi phát âm, tập đọc với giọng thay đổi nhỏ - lớn, thấp - cao hay tập kể chuyện,tập hát rồi phát âm theo đàn…
Mỗi tuần, bệnh nhân chỉ cần tập một lần trong 45 phút, sau đó tập lại ở nhà 2 lần/ngày, ngoài việc cần có thời gian để tập luyện, cách tập luyện này không tốn kém nhiều về tiền bạc.
Có điều khá đặc biệt, đôi khi bác sĩ chỉ cần chứng tỏ cho bệnh nhân biết là họ có thể phát được âm trầm, là đủ để họ có lại được giọng trầm đúng với lứa tuổi, với điều kiện là người bệnh đã có sẵn giọng trầm. Kết quả khả quan
Qua khảo sát kết quả luyện giọng của 100 bệnh nhân thời gian gần đây tại Khoa Thanh học BV Tai - Mũi - Họng TPHCM, cho thấy: Có tới 62% tìm lại giọng trầm sau 5 - 10 lần tập, chỉ có 5 ca thì nói chưa tốt vì giọng nói vẫn còn lúc thấp lúc cao.
Bác sĩ Ngọc cũng đưa ra kết quả rất khả quan về phương pháp luyện giọng này: “Sau 5 năm áp dụng phương pháp luyện giọng tại BV Tai - Mũi - Họng TPHCM thì tỷ lệ thành công đạt 87%. Ngoài việc tìm lại được giọng nói nam bình thường, bệnh nhân còn có sự thay đổi về phong cách và lối sống, họ có sự mạnh mẽ và tự tin hơn trước rất nhiều”.